SIÊU ÂM ĐỘ MỜ DA GÁY VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Độ mờ da gáy là sự kết tụ chất dịch ở vùng da mặt sau cổ của thai nhi.

Tất cả thai nhi đều có kết tụ chất dịch ở vùng cổ, nhưng đối với những trẻ có nguy cơ bị hội chứng Down, số lượng chất dịch này tăng lên đáng kể.

Siêu âm độ mờ da gáy hay đ0 độ mờ da gáy (nuchal traslucency – NT), nhiều người còn gọi là đo độ mờ gáy hoặc đo khoảng sáng sau gáy) là cách kiểm tra lớp da gáy ở bào thai, qua siêu âm vào tuần 11-14 (11-13 tuần 6 ngày) của thai kỳ. Cách này sẽ giúp chẩn đoán nguy cơ mắc hội chứng Down, giúp bác sĩ tư vấn xem người mẹ có cần làm thêm xét nghiệm là chọc dò ối hoặc CVS (lấy mẫu nhung màng đệm) hay không.

Siêu âm độ mờ da gáy

Cách tiến hành siêu âm độ mờ da gáy

Đo độ mờ da gáy có tên tiếng anh là Nuchal translucency(viết tắt là NT) thường được thực hiện vào tuần 11-14 (có thể là 11-13 tuần 6 ngày) của thai kỳ. Trước tuần thứ 11, kỹ thuật đo là khó khăn vì bào thai còn quá nhỏ, sau tuần thứ 14, da gáy sẽ trở về bình thường (không có nghĩa là thai bình thường) nên việc đo độ mờ da gáy không còn ý nghĩa.

Kỹ thuật đo chủ yếu thực hiện qua siêu âm nhưng một số trường hợp, tiến hành thêm chụp âm đạo cho người mẹ, để có kết quả chính xác. Không có bất kỳ nguy hiểm nào cho mẹ và bé trong quá trình thao tác.

Để tính tuổi của bào thai, bác sĩ dùng một máy đo, gọi là sonographer, ước lượng chiều dài của bé từ đỉnh đầu đến cuối xương sống. Sau đó, bác sĩ tiếp tục đo độ mờ da gáy. Khoảng mờ này là một đường trắng xuất hiện sau gáy trong khi khu vực xung quanh đó có màu tối hơn. Chính vì thế, kỹ thuật này còn được gọi là đo khoảng sáng sau gáy. Qua màn hình siêu âm, bạn có thể nhìn thấy các bộ phận của con như đầu, xương sống, chân, tay.

Vị trí đo độ mờ da gáy

Kết quả như thế nào là bình thường?

– Tuần 11 của thai kỳ, độ mờ da gáy cho kết quả tới 2mm.

– 13 tuần 6 ngày của thai kỳ, độ mờ da gáy cho kết quả tới 2,8mm. Chỉ số độ mờ da gáy bình thường ở mức < 2,5 mm.  Chỉ số nguy hiểm: >=3mm (nguy cơ bị down là 30%)

– Độ mờ da gáy càng dày thì càng nguy hiểm (tỉ lệ bị down cao), độ mờ da gáy càng thấp thì tỉ lệ bị down càng thấp.

– Đo độ mờ da gáy có thể phán đoán chính xác 75% nguy cơ bé bị Down. Do đó, nhiều trường hợp, việc đo độ mờ gáy cho kết quả là bất thường nhưng bào thai lại bình thường. Có nghĩa là khoảng 1/20 hoặc 1/25 người mẹ có kết luận “nguy cơ cao” sẽ sinh con khỏe mạnh.

– Vì thế, nếu bác sĩ thông báo: “Có nguy cơ” thì người mẹ không nên quá hoang mang, lo lắng vì đó chưa phải kết luận cuối cùng.

– Cách tiếp theo để phát hiện Down và bất thường nhiễm sắc thể ở bé là các xét nghiệm chẩn đoán như chọc dò ối hoặc CVS. Cùng với xét nghiệm máu nhằm đo mực HCG và protein PAPP-A (những bé mắc Down có hàm lượng hCG cao và PAPP-A thấp). Khi đó, việc chẩn đoán hội chứng Down ở bé có thể chính xác đến 90%. Đây được gọi là kỹ thuật kết hợp.

Hiện nay, việc sàng lọc hội chứng Down dựa trên sự phối hợp giữa yếu tố tuổi mẹ, siêu âm đo độ mờ da gáy, Tripple test và xét nghiệm các dấu hiệu sinh học thai (PAPP-A, free beta HCG). Tất cả các xét nghiệm này sẽ được một phần mềm chuyên dụng tính toán phối hợp lại, đưa ra một nguy cơ cuối cùng về khả năng sinh con Down của sản phụ là bao nhiêu. Nếu nguy cơ cao, sản phụ sẽ được tham vấn chọc ối. Phương pháp này giúp phát hiện 90% hội chứng Down. Và khi thai nhi được xác định có hội chứng Down thì mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn chấm dứt thai kỳ càng sớm càng tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng Ký Khám